Đa phần chúng ta đều nghĩ nợ là một cái gì đó khá là tồi tệ, nhưng thực sự thì nợ không phải lúc nào cũng xấu, vậy người giàu kiếm tiền từ nợ như thế nào?
Bạn đã từng có nghe qua câu “Nợ nần là gốc rễ của mọi tệ nạn, đừng bao giờ dính vào nợ, nó là cái bẫy của nô lệ”. Và thực sự thì điều đó đúng ở một mức độ nhất định, ở 1 góc nhìn nào đó thì khi bạn mắc nợ cuộc sống của bạn sẽ kết thúc. Trong khi bạn đang cố gắng trả nợ, thì các khoản nợ luôn ở đó và nó không chờ một ai cả, chúng ngày càng tăng và tăng.
Đơn giản vì không ai cho ai vay tiền miễn phí cả sẽ luôn có lãi suất đi kèm, kể cả lúc bạn vay tiền của người thân, khi bạn đề nghị vay với 1 mức lãi xuất, dù gì người ta cũng sẽ cảm thấy bạn là một người đáng chơi và sòng phẳng, còn việc người ta lấy lãi hay không thì là việc của họ.
Đa phần chúng ta đều nghĩ nợ là một cái gì đó khá là tồi tệ, nhưng thực sự thì nợ không phải lúc nào cũng xấu, chắc hẳn đó là 1 ý kiến không được nhiều bạn hay nhiều người ở đây ủng hộ cho lắm.
Bạn có thể có một số khoản nợ về thẻ tín dụng, một khoản vay mua ô tô, mua nhà hay có thể là một khoản nợ sinh viên chẳng hạn. Và bạn đang nghĩ rằng, mình sẽ mất hàng chục năm để trả hết những món nợ này. Làm thế quái nào mà nợ lại trở thành 1 thứ gì đó tốt đẹp được?
Nghe có vẻ hơi khó hiểu, tại sao những người có nhiều tiền, họ lại sử dụng dựa vào các khoản nợ, vì như bạn thấy trong xã hội này, nợ thường được gán với những người không có tiền. Và để hiểu được vấn đề này có những mặt tích cực gì? Chúng ta hãy xem cách những người giàu có, họ vẫn đang sử dụng nợ để kiếm tiền như thế nào trong bài viết này nhé.
Bạn có thể đọc toàn bộ bài viết (chứa thông tin chi tiết nhất) hoặc xem video hướng dẫn bắt đầu nhanh ngay dưới đây. Để có cái nhìn tổng quan nhất, mình khuyên bạn nên làm cả hai!
1. Vay mượn
Phần lớn các giao dịch đều dựa trên nợ. Nghe có vẻ hơi gây tranh cãi, nhưng có những doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp truyền thống, họ thường sử dụng nợ.
Để mình lấy 1 câu chuyện cho bạn dễ hình dung, thì giả sử bạn muốn bán bút, nó là một cái sản phẩm rất phổ biến và có khá nhiều nhu cầu sử dụng bên ngoài thị trường. Và bây giờ điều lý tưởng nhất là bạn bay sang Trung Quốc, tìm nhà máy sản xuất loại bút đó với chất lượng tốt và giá cả phù hợp. Sau đó bạn sẽ mua một thùng hàng (container) bút, vận chuyển chúng đến Mỹ và phân phối chúng cho khách hàng của bạn. Nhưng ngày nay, điều đó chủ yếu được thực hiện trực tuyến thông qua các trang web như Alibaba, trừ khi đó là một sản phẩm phức tạp có giá trị cao, thì bạn phải bay đến nhà máy đó để kiểm định chất lượng cũng như đánh giá tổng quan.
Nhưng lợi ích ở đây đó chính là có rất nhiều người, họ không thực sự phải trả tiền cho những sản phẩm để có sản phẩm đầu tiên.
Hãy để mình giải thích 1 chút ở đây, câu chuyện là:
Làm thế nào trong 50 năm qua, Trung Quốc đã trở thành công xưởng của thế giới, họ sản xuất mọi thứ theo đúng nghĩa đen. Hàng nghìn nhà máy làm việc không ngừng nghỉ, để sản xuất mọi thứ mà thế giới cần và phù hợp với nhu cầu thị trường.
Thì ở đây hầu hết các nhà máy ở tại Trung Quốc, sẽ sẵn sàng cho bạn mượn sản phẩm của họ, để đổi lại bạn sẽ trả cho họ vào một lúc nào đó trong tương lai. Tất nhiên họ sẽ không cho người lạ vay mượn, vì vậy bạn sẽ phải xây dựng lòng tin với họ trước. Đó là cách kinh doanh mà họ đã vận hành trong 50 năm qua.
Một khi khách hàng bán sản phẩm ở Mỹ, Việt Nam hoặc bất kỳ nơi nào khác trên thế giới, bạn sẽ trả tiền cho nhà máy và mượn thêm sản phẩm. Về cơ bản bạn đang nói với nhà máy rằng: “Tôi là một chiến thần kinh doanh, nắm vững thị trường trong tầm tay, vì vậy hãy để tôi giúp bạn bán nó, nếu tôi có thể bán nó với bất kỳ giá nào trên mức giá đã định mức, thì đó sẽ là lợi nhuận của tôi”
Điều làm cho chiến lược này tuyệt vời ở chỗ là bạn không tự buộc chặt tiền của mình trong giao dịch này, đó là lý do tại sao bán hàng là một trong những kỹ năng tuyệt vời nhất mà bạn nên học và có 1 câu rất hay trong kinh doanh mà mình tâm đắc : “Bạn bán cái gì không quan trọng, quan trọng là bạn bán như thế nào”
2. Hedge funds – Quỹ rủi ro
Quỹ phòng hộ hay Quỹ rủi ro được tạo ra bởi người giàu cho người giàu, để làm cho người giàu trở nên giàu có hơn và họ thường sử dụng các chiến lược riêng. Như những người bình thường như chúng ta ở đây, chúng ta nỗ lực tìm kiếm thông tin để dự đoán công ty nào sẽ phát triển và tăng giá trị cũng như để đầu tư vào chúng. Chúng ta làm việc chăm chỉ để kiếm tiền, với hy vọng những công ty này sẽ phát triển.
Nhưng các quỹ rủi ro thường sử dụng một chiến lược hoàn toàn ngược lại đó là họ cố gắng kiếm tiền khi các công ty sa sút hoặc phá sản, như ví dụ trường hợp của Gamestop. Mặc dù trong trường hợp đó, internet đã thách thức các quỹ này và làm cho họ mất hơn 13 tỷ đô la.
Nhưng câu hỏi ở đây là làm thế nào để các quỹ rủi ro kiếm tiền bằng nợ?
Để cho bạn dễ hình dung thì giả sử ngay bây giờ bạn đang mong đợi một cổ phiếu nào đó sẽ giảm, ví dụ như Facebook đi, vì hôm trước bạn có nghe thông báo mật ở đâu đó rằng: Apple – nhà sản xuất điện thoại thông minh phổ biến nhất sẽ thông báo vào tuần tới, rằng họ sẽ không cho phép các ứng dụng theo dõi người dùng nữa.
Những chính sách này sẽ làm tổn hại lớn đến mô hình kinh doanh của Facebook, vì vậy khi này bạn đã gọi cho người môi giới của bạn, để mượn từ anh ta 1 cổ phiếu Facebook duy nhất. Giá trị đó giả sử là $100 và ngay lập tức bạn bán nó trên thị trường mở với giá F100. Chúc mừng, bây giờ bạn có $100 trong túi, nhưng bạn vẫn đang nợ người môi giới của bạn 1 cổ phiếu Facebook.
Giả sử bạn dự đoán đúng và tuần tới giá cổ phiếu Facebook giảm xuống $70, bạn dùng $100 đô đó, để mua một cổ phiếu Facebook với giá $70 kể từ khi giá giảm và trả lại cho nhà môi giới của bạn 1 cổ phiếu và bỏ túi phần chênh lệch. Chúc mừng giờ bạn đã kiếm được 30$ từ cổ phiếu đó.
Về lý thuyết thì nghe có vẻ đơn giản, nhưng thực tế lại vô cùng khó khăn và rủi ro. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn sai, điều gì sẽ xảy ra nếu giá cổ phiếu tăng gấp đôi trong một đêm. Bạn vẫn phải trả lại cổ phiếu Facebook đó cho người môi giới của bạn và phải trả lãi cho việc mượn cổ phiếu đó.
Bây giờ trường hợp lại là bạn phải mua lại cổ phiếu đó với giá $200$ để trả lại cho nhà môi giới của bạn. Khi bạn mua một cổ phiếu và cố gắng bán nó khi nó tăng giá, số tiền tối đa mà bạn có thể mất là số tiền bạn đã đầu tư vào, nhưng không phải trong trường hợp bán khống. Nếu trường hợp giá tiếp tục tăng thì khoản lỗ của bạn tiếp tục tăng.
Về mặt lý thuyết, bạn có thể lỗ không giới hạn vì giá cổ phiếu có thể tăng vô thời hạn, nhưng với những người giàu họ lại có hàng trăm nhà phân tích làm việc cho họ và họ có thể kiếm được nhiều tiền bằng cách sử dụng chiến lược này.
3. Refinancing – Tái cấp vốn
Tái cấp vốn cho các khoản nợ bất động sản là loại nợ tốt nhất vì nó chứa nhiều kẽ hở, nếu bạn không có tài sản thế chấp thì bạn phải trả thêm thuế. Người giàu luôn có nhiều khoản thế chấp, để có thể nhận được tất cả các khoản khấu trừ đó. Đó là một cách khác để người giàu trở nên giàu có hơn. Về vấn đề này ở Mỹ, bạn sẽ thấy nó xảy ra rõ ràng hơn, vì đặc thù thị trường bất động sản Mỹ là tỷ lệ được vay thế chấp rất cao, thông thường 80-90%, đồng thời lãi suất vay rất thấp. Nếu đủ điều kiện vay từ các tổ chức được chính phủ hỗ trợ như FHA hoặc USDA, tỷ lệ vay có thể tới 100% và lãi suất chỉ rơi vào khoảng 2-3%/năm.
Do đó, hầu hết người mua nhà ở Mỹ đều sử dụng đòn bẩy tài chính. Ngay cả khi đã thế chấp để mua nhà, nếu sau đó bạn tìm được gói vay tốt hơn, bạn cũng có thể xin vay tái cấp vốn, nghĩa là nhận một khoản thế chấp mới để thanh toán cho khoản thế chấp hiện có của mình.
4. Ngoại hối – Forex
Thị trường ngoại hối là một thị trường, nơi các loại tiền tệ được giao dịch, nó làm cho những giao dịch quốc tế trở nên dễ dàng hơn.
Bạn có thể sử dụng đô la Mỹ ở Trung Quốc, nhưng khi ở Trung Quốc bạn phải mua đồng nhân dân tệ của Trung Quốc để trả cho nhân viên của bạn. Vì vậy có một thị trường nơi bất kỳ ai hoặc bất kỳ công ty nào cũng có thể đến và mua ngoại tệ và các loại tiền tệ này dao động dựa trên nhiều yếu tố khác nhau.
Ví dụ như việc tăng lãi suất sẽ hạn chế nguồn cung đô la trên thị trường và làm cho đô la Mỹ mạnh hơn so với các đồng tiền khác hoặc ngược lại. Do đó nếu bạn có thể dự đoán được loại tiền nào sẽ tăng hoặc giảm, bạn cũng có thể kiếm được nhiều tiền trên thị trường này.
Nhưng điều khiến các thị trường này trở nên khác biệt so với phần còn lại là cứ mỗi đô la bạn sử dụng để giao dịch ngoại hối, thì ngoài ra bạn có thể vay thêm hàng trăm đô la. Điều đó có nghĩa là nếu bạn giao dịch bằng cách sử dụng hàng ngàn đô la của mình, bạn có thể nắm giữ một giá trị cả hàng trăm ngàn đô, nếu cuối cùng bạn kiếm được một khoản lợi nhuận nhỏ như một phần trăm thì nó sẽ rất lớn.
5. Credit Score
Điểm số tín dụng là một công cụ mạnh mẽ, mọi công ty kinh doanh hoặc doanh nhân thành công đều sử dụng nó theo nhiều cách khác nhau. Việc vay tiền để tài trợ cho các đơn đặt hàng, được thực hiện khá nhiều bởi mọi doanh nghiệp, hay cá nhân dùng vay để mua tài sản.
Vì vậy bạn hãy ngừng suy nghĩ về tất cả các khoản nợ là xấu. Tất nhiên với các khoản nợ với lãi suất cao như nợ thẻ tín dụng thực sự khá tệ, nhưng để có lãi suất thấp hơn, bạn phải giảm thiểu rủi ro khi vay. Ai cũng sợ nợ hết, không ai muốn mắc nợ cả, nhưng rồi sẽ đến lúc bạn cũng sẽ mắc nợ khi xây nhà, mua xe,… Nhưng điều quan trọng bạn vẫn phải tính toán sao cho bản thân kiếm soát được số nợ đó, nếu không bạn trường hợp xấu nhất là rất dễ bị vỡ nợ.
Tóm lại bạn hãy xây dựng bản thân trở thành một người đi vay đáng tin cậy, có hàng tỷ nếu không muốn nói là hàng nghìn tỷ trong các ngân hàng, đang chờ ai đó vay và ngay cả khi không có tiền, ngân hàng có thể tạo ra tiền từ 1 cách bạn không thể biết được.