Shopify Dropshipping: Hướng dẫn Bắt đầu Kinh doanh Thương mại Điện tử
Trong bài viết này chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về dropshipping, 1 mô hình kinh doanh toàn cầu, và nó đang trở thành 1 trong những công việc rất phổ biến được nhiều người biết tới trong nhiều năm qua, cùng với đó là ngày càng có nhiều người muốn học cách bắt đầu.
Trong hướng dẫn về dropshipping trên Shopify này, mình sẽ giải thích cách hoạt động của dropshipping trên Shopify, cách tốt nhất để bắt đầu bạn có thể kinh doanh dropshipping với nền tảng này.
Có hai cách để sử dụng tài nguyên này. Bạn có thể đọc toàn bộ bài viết (chứa thông tin chi tiết nhất) hoặc xem video hướng dẫn bắt đầu nhanh dropshipping với Shopify ngay dưới đây. Để có cái nhìn tổng quan nhất, mình khuyên bạn nên làm cả hai!
Trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu qua mô hình dropshipping là gì?
Từ “Drop” chính là “bỏ qua” & từ “ship” hay “shipping” có ý nghĩa là “vận chuyển”. Vì thế Dropshipping là mô hình bán hàng online bỏ qua khâu vận chuyển!
Đây chính là mô hình bán hàng online mà người bán, sẽ không cần sở hữu sản phẩm. Khi này người bán hàng – retailers, sẽ kết nối trực tiếp với nhà cung cấp (suppliers) để cung ứng sản phẩm đến thẳng khách hàng, thay vì phải nhập bỏ vốn nhập hàng về và lưu trữ tại kho của mình, việc này giúp chúng ta giảm bớt rất nhiều sự rủi ro.
Ví dụ bây giờ chúng ta tìm 1 sản phẩm trên alixpress, 1 sàn thương mại quốc tế của Trung Quốc đi:
Đây là 1 chiếc đồng hồ nữ có có giá $2,87, với công việc dropshipphing là bạn có thể đăng nó lại lên trên amazone, ebay, hoặc website riêng để bán hàng với giá cao hơn, như là $20 chẳng hạn. Khi có khách hàng đặt mua order, bạn sẽ phải quay lại aliexpress để yêu cầu nhà cung cấp supplier, yêu cầu họ giao thẳng đến người mua. Và thế là bạn đã thu được số tiền chênh lệch khoảng $17,13. Bạn không cần vận chuyển, không cần lưu kho, mọi việc sau khi đơn hàng xuất hiện, đều là do nhà cung cấp sẽ làm.
Nhưng với việc tạo đơn hàng trên amazone, ebay tức là mình cũng đang phụ thuộc vào những ông lớn này, mình đang làm việc cho họ, mình dựa vào danh tiếng của họ. Có nhiều mặt lợi chứ đúng không các bạn, nhưng bạn nghĩ sao về việc xây dựng 1 doanh nghiệp, 1 trang thương mại điện tử, website của riêng mình?
Đây chính là cách mà shopify xuất hiện để giúp bạn làm để điều đó.
Shopify nghe hơi giống shopee đúng không? Nhưng 2 nền tảng này không liên quan gì đến nhau cả. Nhưng nếu ai đã bán hàng trên shopee, hoặc trên các trang thương mại điện tử rồi, thì mình chắc chắn bạn sẽ thấy nội dung hôm nay nó thực sự đơn giản, không có gì là phức tạp cả.
Shopify là gì?
Shopify là nền tảng thương mại điện tử cho phép bạn tạo website bán hàng online, dựa trên mô hình Cloud SaaS (Software as Services). Tại đây, bạn có thể tạo cho mình một website bán hàng online với tất cả những tính năng như đăng sản phẩm, giỏ hàng, thanh toán, quản lý hàng hóa hay kết nối mạng xã hội, v.v..
Có rất nhiều nền tảng thương mại điện tử khác nhau, nhưng shopify đang được rất nhiều người ưa thích trên toàn thế giới, bởi vì nó tổ hợp rất nhiều công cụ để bạn có thể làm mọi thứ trên đó, từ marketing, bán hàng đa kênh, bán hàng quốc tế, dropshipping, SEO, v.v… Và hơn nữa nó có thể biến thành 1 website, blog cá nhân, mang mục đích giáo dục, chia sẻ nếu mà bạn muốn.
Vì cơ bản shopify được tích hợp để có thể tùy chỉnh được mọi thứ, và giá thành lại rất rẻ khi bạn đăng kí, ngoài ra nó lại có rất nhiều tính năng hữu ích, tiện dụng nếu đem so sánh, với việc làm và duy trì 1 website thông thường, thì shopify có thể là 1 cân nhắc đáng lưu ý. Mình hay ví Shopify giống như trò ghép tranh vậy, bạn chỉ cần tìm và ghép những mảnh nhỏ, thành 1 bức tranh hoàn hảo, rất đơn giản.
Và không lòng vòng, để bắt đầu bạn hãy nhấn get started,
1. Đăng kí
Chúng ta sẽ đi vào thứ cơ bản để xem nhé. Bạn hãy điền 1 email, mật khẩu, và tên của cửa hàng để đăng kí trở thành 1 người bán hàng. Đây cũng là tên miền của cửa hàng luôn, bạn lưu ý. Nhưng sau này bạn có thể chỉnh sửa và mua được những tên miền khác nên bạn yên tâm.
Ok, như bạn thấy đây là giao diện cơ bản tùy chỉnh website của shopify, mọi các thiết lập chỉnh sửa các bạn đều sẽ làm ở đây.
Như bạn thấy khi vào website chúng ta sẽ thấy trống trơn chưa có 1 thứ gì cả, nhiệm vụ của bạn là bây giờ hãy trang trí cho nó.
2. Cài plug-in
Điều chúng ta cần làm ngay bây giờ đó chính là cài ứng dụng Dsers, chúng ta sẽ tìm kiếm Dsers. Dsers là 1 ứng dụng cho phép chúng ta thực hiện các đơn đặt hàng từ aliexpress cho khách hàng.
Chúng ta sẽ thử nghiệm ứng dụng này bằng cách search 1 sản phẩm nào đó xem nhé. Mình sẽ thêm sản phẩm này vào danh sách. Tại đây bạn có thể sửa mọi thứ về hình ảnh, tên sản phẩm, mô tả, v,v…
Tiếp theo đến phần bạn muốn bán những loại sản phẩm nào, những loại sản phẩm chúng thường có size, màu sắc, kích cỡ, v,v… chúng ta có thể chọn những sản phẩm phân loại, theo nhu cầu thị trường dùng nhiều để bán, hoặc cũng có thể chọn hết cũng được. Nếu chúng ta không bán những loại nào, chúng ta có thể off chúng luôn.
Sau khi xong chúng ta sẽ thay đổi giá của chúng. Giá sản phẩm đang hiển thị ở đây, là giá lấy từ aliexpress và khi bán hàng hay kinh doanh dĩ nhiên chúng ta có mong muốn là có lợi nhuận. Thì về đặt giá thường chúng ta sẽ có nhiều bài toán và cách đặt giá khác nhau. Khi mình bán 1 thứ gì đó, mình hay thường nghĩ tới đối thủ cạnh tranh của mình bán như thế nào để tham khảo, rồi tứ đó có thể chỉnh sửa để làm tốt hơn.
Và khi này bạn cũng nên tham khảo những đối của mình đang bán sản phẩm này với giá như thế nào để so sánh, đây cũng là cách đảm bảo khách hàng khi tìm sản phẩm họ sẽ chọn bạn. Ví dụ bạn có thể dùng tên sản phẩm đó + shopify, bạn xem này, những sản phẩm mà bạn đang bán, đối thủ của bạn cũng bán tương tự. Bạn có thể tham khảo giá, tham khảo trang web của họ, mô hình mà họ đang làm v,v… Từ đó bạn có chỉnh sửa website của mình và điều quan trọng là hãy làm tốt hơn họ.
Tiếp là Compare at price, là giá để so sánh tức là bạn đang cho khách hàng so sánh về việc sản phẩm của bạn đang giảm giá. Hai giá này đều sẽ hiển thị trên sản phẩm, để khách hàng của bạn có thể nắm thông tin.
Tiếp đến là thông tin mô tả sản phẩm, bạn có thể tùy chỉnh sửa theo ý muốn, hoặc ở đây họ đã lấy luôn thông tin mô tả sản phẩm từ alixpress luôn rồi, bạn lấy luôn cũng được.
Sau đó là chọn ảnh. Ở đây họ cho bạn rất rất nhiều ảnh mà bạn có thể chọn liên quan đến sản phẩm, đó như bạn thấy, mọi thứ điều được tích hợp sẵn trong 1 website.
Nhìn chung ai đã bán hàng trên các sản thương mại rồi, thì mình nghĩ những điều này thực sự khá đơn giản.
Và cuối cùng là thông tin những nơi, quốc gia mà bạn sẽ cung cấp, và chi phí, giá cả, phương pháp vận chuyển bạn tham khảo.
Ok save và chúng ta có thể public sản phẩm sang shopify được rồi.
Về cơ bản đó là cách bạn có thể lấy các sản phẩm để đăng bán từ aliexpress, hay một cách khác là bạn cũng có thể đăng bán trực tiếp, bằng những sản phẩm mà bạn đang kinh doanh.
3. Tên miền
Khi chúng ta đăng kí, shopify đã cung cấp cho chúng ta 1 tên miền riêng rồi, nhưng nếu bạn không thích thì bạn có thể mua tùy chỉnh lại tại đây cũng được. Để mình tìm kiếm thử 1 tên miền nhé. Như mình tìm kiếm 1 ví dụ thì giá nó sẽ là $14/năm cho miền .com, còn .net $17, .org cũng vậy.
3. Cài giao diện
Bạn có thể tìm được rất nhiều giao diện free, lẫn giao diện tính phí ở đây để bạn có thể dùng.
Sau đó bạn có thể tùy chỉnh thêm ảnh, thêm các thông tin cho trang website của mình. 1 công cụ nữa để ảnh đẹp hơn là bạn có thể sử dụng canva, nó dùng rất đơn giản, giúp bạn thiết kế ra những bức ảnh cũng khá chuyên nghiệp và bắt mắt, bạn có thể chỉnh sửa màu sắc, chữ, thêm các thông tin kênh youtube, facebook, instagram lên website.
Và ở thư mục này chúng ta có thể thêm các trang page cơ bản cho website như about us, chính sách vận chuyển và hoàn trả, Câu hỏi thường gặp (FAQ), Chính sách bảo mật (Privacy Policy), Blog, v,v…
Thêm 1 điều nữa là shopify bạn có thể bán hàng đa kênh, bằng cách kết nối trực tiếp với các nền tảng xã hội, như bạn thấy mình kết nối với facebook ở đây.
Tiếp theo, khi khách hàng của bạn mua sản phẩm, bạn muốn khách hàng của bạn để lại review không? Nếu có bạn có thể cài đặt thêm 1 app để khách hàng có thể để lại đánh giá. Chúng ta tìm kiếm product review cài đặt và chỉnh sửa tùy theo sở thích và mong muốn của bạn và save.
Sau đó cuối cùng là bạn hãy cài đặt các phương thức thanh toán phù hợp.
Như bạn thấy mỗi công cụ nó giống như các mảnh ghép vậy, bạn thấy thiếu hoặc cần những thứ gì bạn có thể tìm và thêm vào website của mình 1 cách rất đơn giản.
Và như mình đã nói nếu chúng ta làm 1 website thông thường, sẽ mất những khoản chi phí mua hoặc duy trì tên miền, hosting, thuê thiết kế, v,v… Nhưng với việc tự tạo ra 1 website riêng, đa dạng hóa được nhiều mục đích, giá rẻ, tích hợp nhiều tính năng mà 1 website bình thường khó thể có, bạn có thể đăng kí và dùng thử.